LogoCông ty CP In Việt Dũng
(024) 32 222 999

Nguồn gốc của Tết Trung thu ở Việt Nam chi tiết

Hình ảnh những chiếc đèn lồng đủ màu sắc lung linh, tiếng trống hội rộn rã, và hương thơm của bánh trung thu đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong mỗi dịp Tết Trung thu. Nhưng bạn có biết rằng, lễ hội này đã có lịch sử như thế nào? Vậy thì hãy cùng In Việt Dũng tìm câu trả lời về nguồn gốc của Tết Trung thu ở Việt Nam trong bài viết này.

Tìm hiểu từ A-Z về nguồn gốc của Tết Trung thu ở Việt Nam

Tết trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Tết Trung Thu, còn được biết đến với các tên gọi như Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng. Đây là một trong những lễ hội truyền thống tại nhiều quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Tết Trung Thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của lễ hội này vẫn là một bí ẩn chưa được làm sáng tỏ. Nhiều người cho rằng lễ hội Trung thu này bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là từ thời nhà Đường.

Theo truyền thuyết, Tết Trung Thu ban đầu được tổ chức để tôn vinh mặt trăng, biểu tượng của đoàn viên và thịnh vượng. Lễ hội này gắn liền với câu chuyện về Hằng Nga, người uống thuốc trường sinh bất tử. Sau đó, bà bay lên cung trăng và sống ở đó mãi mãi. Người Trung Quốc cho rằng, vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, mặt trăng sẽ tỏa sáng rực rỡ và tròn đầy nhất. Đây là thời điểm lý tưởng để cử hành các nghi lễ cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần.

Theo dòng chảy của lịch sử và văn hóa, Tết Trung Thu đã du nhập vào Việt Nam. Dù vậy, tết Trung thu đã được "Việt hóa" để hòa quyện với bản sắc dân tộc. Và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt. 

Tết trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Ý nghĩa của Tết Trung Thu trong văn hóa Việt Nam 

Tết Trung thu không chỉ là thời gian để trẻ em vui đùa, phá cỗ. Tết Trung thu còn là thời gian để gia đình sum họp quây quần bên nhau. Khi nhịp sống ngày càng bận rộn và khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng lớn. Và lúc đó, tết Trung Thu trở thành một dịp quý báu để gia đình quây quần bên nhau. Người Việt tin rằng vào đêm rằm tháng tám, mọi điều ước đều có thể trở thành hiện thực. Vì vậy, họ cầu nguyện cho gia đình bình an, hạnh phúc, và cuộc sống ấm no.

Trong thời kỳ hội nhập, việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống là vô cùng quan trọng. Tết Trung thu giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa dân tộc, tạo ra sự gắn kết giữa các thế hệ.Làm đèn lồng, và làm bánh Trung Thu không chỉ là những hoạt động giải trí. Đây còn là cách để gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống từ đời này sang đời khác. Khi nhiều giá trị văn hóa dần mai một, Tết Trung Thu là lời nhắc nhở. Thì đây chính là là dịp để thế hệ trẻ hiểu sâu hơn và tiếp nối những giá trị tốt đẹp của tổ tiên.

Ý nghĩa của Tết Trung Thu trong văn hóa Việt Nam 

Sự du nhập và phát triển của Tết Trung Thu ở Việt Nam

Thời điểm du nhập và ảnh hưởng văn hóa 

Thời điểm chính xác Tết Trung thu du nhập vào Việt Nam còn nhiều tranh cãi. Nhưng có thể khẳng định rằng nó đã có mặt từ rất lâu đời, ít nhất là từ thời Lý - Trần. Vào thời kỳ đó, nền văn hóa Trung Hoa bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người Việt. Qua thời gian, Tết Trung Thu đã dần được người Việt tiếp nhận, biến đổi và phát triển thành một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc.

Thời điểm du nhập và ảnh hưởng văn hóa 

Biến đổi phong tục tập quán theo thời gian của Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tết Trung Thu, qua từng thời kỳ lịch sử đều có những sự thay đổi rõ rõ rệt.

Thời kỳ phong kiến

Dưới các triều đại Lý, Trần, Lê, và Nguyễn, Tết Trung Thu không chỉ là dịp tạ ơn và cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Đây còn là một ngày hội lớn, người dân cả nước hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng. Các hoạt động như đua thuyền, múa rối nước, và rước đèn lung linh sắc màu diễn ra khắp nơi.

Thời kỳ phong kiến

Thời kỳ Pháp thuộc và đầu thế kỷ 20

Tết Trung Thu dần mang tính chất văn hóa dân gian, tập trung trẻ thơ. Lễ hội không còn gắn liền với các nghi thức cầu kỳ. Thay vào đó, đây là dịp để trẻ em rước đèn, phá cỗ, và tham gia các trò chơi dân gian.

Thời kỳ Pháp thuộc và đầu thế kỷ 20

Thời hiện đại

Ngày nay, Tết Trung Thu vẫn giữ vững những giá trị truyền thống nhưng được khoác lên mình một diện mạo mới mẻ hơn. Bên cạnh rước đèn, phá cỗ, và ngắm trăng, nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại hơn. Các sự kiện văn hóa cộng đồng, hoạt động từ thiện dành cho trẻ em được tổ chức rộng rãi.

 Dù trải qua bao nhiêu biến đổi, Tết Trung Thu vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi: tôn vinh gia đình, yêu thương trẻ em và biết hơn cuộc sống. 

Thời hiện đại

Các phong tục tập quán trong Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tết Trung thu là một lễ hội với nhiều phong tục tập quán thú vị, thể hiện nét đẹp của văn hóa Việt Nam.

Tắm trăng và ngắm trăng

Tắm trăng là một phong tục truyền thống mà mọi người thường tham gia vào đêm Trung Thu. Được cho là hấp thụ tinh hoa của mặt trăng, việc tắm trăng tượng trưng cho sự may mắn, thanh khiết và cầu mong sức khỏe tốt. 

Trong đêm rằm, mọi người thường cùng nhau ngắm trăng, thưởng trăng. Ánh trăng sáng rực rỡ không chỉ là biểu tượng của sự tròn đầy, trọn vẹn. Đây còn là nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm của người Việt. 

Tắm trăng và ngắm trăng

Làm đèn lồng và rước đèn

Các em nhỏ có thể tự tay làm cho mình những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, hình dáng. Từ những chiếc đèn ông sao đơn giản đến những chiếc đèn kéo quân tinh xảo. Hoặc có thể được ba mẹ mua chiếc đèn lồng hình cá chép, hình con thỏ, hình mặt trăng…khác nhau.

Đêm rằm, đám trẻ cùng nhau rước đèn khắp xóm, không khí tưng bừng, náo nhiệt. Tiếng cười nói rộn rã, ánh đèn lung linh trở thành một hình ảnh quen thuộc của Tết Trung thu.

Làm đèn lồng và rước đèn

Chuẩn bị bánh Trung Thu và các món ăn truyền thống

Bánh Trung thu là linh hồn mang trọn trong mình hương vị của mùa trung thu. Bánh nướng, bánh dẻo với nhân đậu xanh, hạt sen, thập cẩm được chế biến tỉ mỉ…Không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng tình cảm của người làm, người tặng.

Ngoài ra, nhiều món ăn khác như cốm, chè sen, trái cây cũng được chuẩn bị. Tất cả tạo nên một mâm đêm trăng rằm cỗ đầy màu sắc và hấp dẫn.

Có thể quan tâm: In hộp bánh trung thu

Chuẩn bị bánh Trung Thu và các món ăn truyền thống

Các hoạt động vui chơi, múa lân, múa rồng

Múa lân và múa rồng là hai hoạt động rực rỡ và sôi động nhất của Tết Trung Thu. Các hoạt động này mang đến niềm vui và hứng khởi cho cả cộng đồng. Các đoàn múa lân, múa rồng len lỏi qua từng ngõ xóm, thổi bùng không khí lễ hội.

Bên cạnh đó, những trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt dê càng làm cho không gian thêm phần náo nhiệt và gắn kết. Những phong tục này giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời cũng tạo cơ hội để gia đình sum họp và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ.

Các hoạt động vui chơi, múa lân, múa rồng

Tổng kết nguồn gốc Tết trung thu ở Việt Nam

Tết Trung thu đã được biến đổi theo thời gian, nhưng vẫn giữ được tinh thần, giá trị truyền thống. Lễ hội này khẳng định sự giàu đẹp và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời góp phần tạo nên sự đoàn kết và gắn bó cộng đồng, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Xem thêm: In túi giấy đựng bánh trung thu

Báo giá in hộp giấy đựng bánh trung thu theo yêu cầu tại Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN IN VIỆT DŨNG

Địa chỉ Công ty In Việt DũngVPGD: Lô D5-1 Cụm làng nghề Triều Khúc (Ngõ 300 Nguyễn Xiển), Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Xem bản đồ)

SĐTĐiện thoại: (024) 32.222.999

HotlineHotline: 0949.404.333 - 0939.404.444 - 0949.404.555 - 0945.404.666 - 0944.404.777 - 0949.404.888

Xưởng inXưởng sản xuất 1: KCN xã Hoa Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội

Điện thoại xưởng inĐiện thoại: 0939.404.444

Xưởng inXưởng sản xuất 2: Số 460 đường Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại xưởng inĐiện thoại: (024) 35 406 124

EmailEmail: info@invietdung.com

Tag:

TƯ VẤN ĐẶT HÀNG

Chúng tôi luôn tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng 24/7 bằng cả 💓

Mẫu Kiến thức ngành in

Miễn phí 100% phí thiết kế và in mẫu cho đến khi khách hàng ưng ý

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH

Lô D5-1 Cụm làng nghề Triều Khúc (Ngõ 300 Nguyễn Xiển), Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0949.404.111 - 0949.404.333 - 0939.404.444 - 0949.404.555

Hotline: 0945.404.666 - 0944.404.777 - 0949.404.888

Email: info@invietdung.com

XƯỞNG SẢN XUẤT 1

KCN xã Hoa Sơn - Ứng Hòa - Hà Nội

Điện thoại: 0939.404.444

XƯỞNG SẢN XUẤT 2

Số 460 đường Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: (024) 35.406.124